Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tức. Hiển thị tất cả bài đăng

Khám phá thú vị về bộ điều khiển logic khả trình PLC

Khám phá thú vị về bộ điều khiển logic khả trình PLC

       Trong một điều tra gần đây nhất, với sự hợp tác cùng Reed Research, 548 người được hỏi đã chứng minh rằng PLC hiện đại đã đáp ứng được yêu cầu của họ. Trong đó, 57% sử dụng PLC cho các yêu cầu
trong nhà máy và 22% sử dụng để bán lại. 21% còn lại mua chúng phục vụ cả hai mục đích trên. Các loại PLC sử dụng cho các ứng dụng này có số I/O rất khác nhau về số lượng các điểm I/O mà chúng điều khiển. Chủng loại đa dạng chỉ ra rằng kỹ sư điều khiển hầu hết đang sử dụng PLC loại nhỏ, có thể điều khiển từ 15 đến 128 điểm I/O, chiếm đến 38,7% số lượng PLC. PLC cỡ vừa, điều khiển từ 128 đến 512 điểm I/O, chiếm 32,7%, và PLC cỡ lớn hơn có thể thực hiện tới trên 512 điểm I/O, chiếm tới 18,4%. Được sử dụng ít nhất là PLC loại nano, điều khiển dưới 15 điểm I/O, chiếm khoảng 10,4%. Nói chung, PLC thực hiện điều khiển từ 15 đến 512 điểm I/O chiếm khoảng gần ¾ các thiết bị được bán ra.

Schneider Electric lọt vào danh sách 100 doanh nghiệp tiên tiến nhất thế giới về lĩnh vực phát triển bền vững

Mới đây, Tập đoàn Schneider Electric vừa lọt vào danh sách 100 doanh nghiệp tiên tiến nhất thế giới về lĩnh vực phát triển bền vững theo bảng xếp hạng của Tạp chí Corporate Knights (Hiệp sĩ doanh nghiệp). Đây là năm thứ ba liên tiếp Schneider Electric giành được vinh dự này.





Bảng xếp hạng của Corporate Knights được công bố tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos (Thụy Sĩ) hồi cuối tháng 1 vừa qua. Theo đó, Schneider Electric được xếp hạng 10 trên bảng tổng sắp và đứng nhất trong khối các doanh nghiệp cùng ngành. Đồng thời đứng nhất khối tập đoàn kinh doanh hàng tư liệu/phương tiện sản xuất.



Bảng xếp hạng 100 tập đoàn phát triển bền vững nhất Thế giới do Tạp chí Corporate Knights (Canada). Đây là một Tạp chí uy tín chuyên về đầu tư “xanh” thực hiện gồm 100 doanh nghiệp niêm yết hoạt động hiệu quả nhất dựa trên nhiều thông số phát triển bền vững cụ thể cho từng ngành.
Từ năm 2005, Schneider Electric đã công bố các tiến bộ quan trọng của Tập đoàn theo chu kỳ từng quý thông qua bảng chỉ số đánh giá phát triển bền vững “Thước đo bền vững hành tinh & xã hội”. Bảng chỉ số đánh giá này bao gồm 14 tiêu chí rải đều trên 3 lĩnh vực trọng yếu trong chiến lược phát triển bền vững của Schneider Electric, đó là kinh tế, môi trường và xã hội.
Với niềm tự hào khi nhận được vinh danh là một trong 10 Tập đoàn phát triển bền vững Toàn cầu năm 2014, ông Jean-Pascal Tricoire, Chủ tịch Tập đoàn kiêm CEO của Schneider Electric, phát biểu: “Một lần nữa Schneider Electric lại tạo được những bước tiến mới trên bảng xếp hạng 100 tập đoàn phát triển bền vững nhất Thế giới khi góp mặt trong top 10 năm nay và giành được vị trí đầu ngành. Đây là sự tưởng thưởng và là niềm khích lệ lớn lao đối với Tập đoàn chúng tôi, thúc đẩy chúng tôi tiếp tục tăng cường đầu tư và quyết tâm theo đuổi lĩnh vực phát triển bền vững.”
Mai Linh
Số 157 (3/2014)♦Tạp chí tự động hóa ngày nay

Tự động hóa thay đổi tư duy và lối sống con người trong xã hội hiện đại


Ngày 16/12/2013, trong khuôn khổ của hai triển lãm về Công nghệ và đầu tư Nhật Bản (Techno Japan) và Triển lãm Quốc tế lần thứ 3 về An ninh, An toàn (Vietnam Security), Hội Tự động hóa Việt Nam đã phối hợp với Cục thông tin Quốc gia tổ chức Hội thảo Tự động hóa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Mục tiêu của Hội thảo nhằm khẳng định vai trò không thể thiếu của công nghệ Tự động hóa trong cuộc sống và trong phát triển đất nước từ đó tạo dựng chính sách quốc gia về phát triển ngành hợp lý. Tiến tới xây dựng chiến lược cho ngành Tự động hóa theo chương trình ngắn hạn và tầm nhìn tới năm 2030.
Trong chuyên đề trình bày của mình, PGS. Lê Tòng cho rằng các nhà khoa học, kỹ sư trẻ ngành TĐH Việt Nam nếu có chế phù hợp sẽ có đóng góp cho sự phát triển KT - XH của đất nước.
Với mục tiêu đó, Hội thảo đã tập trung trình bày các vấn đề liên quan đến vai trò, ứng dụng công nghệ Tự động hóa trong công nghiệp cũng như dân dụng tại Việt Nam hiện nay nói riêng và thế giới nói chung.
“Tự động hóa có ở khắp nơi và thật đơn giản!”. Với quan niệm này, PGS. Lê Tòng, nguyên là cán bộ giảng dạy Trường ĐH Giao thông Vận tải cho rằng tự động hóa không phải là cái gì quá lớn, quá khó khăn. Một khi các giải pháp điều khiển hợp lý sẽ đem lại lợi ích lớn lao. Thực tế cho thấy trong sản xuất công nghiệp hiện đại, Tự động hóa đang giảm nhân công lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm chi phí và giúp sản phẩm của doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường,... Trong dân dụng Tự động hóa đang giúp con người quản lý tốt hơn (giám sát an ninh, giám sát giao thông, kiểm soát vào/ra …), giảm sức lao động của con người thông qua các loại rô bốt phục vụ, công nghệ giải trí,… và nhiều các ứng dụng khác. PGS. Lê Tòng cũng khẳng định, về mặt công nghệ tuy còn có phần hạn chế nhưng trong một số lĩnh vực của cuộc sống các nhà khoa học, các kỹ sư trẻ chuyên ngành Tự động hóa của Việt Nam hoàn toàn đảm nhiệm được. Điều quan trọng là họ có được cơ chế để bắt tay vào không?.
Ông Trịnh Đình Đề - Phó Chủ tịch Hội Tự động hóa phát biểu tại Hội thảo
Ông Trịnh Đình Đề, Phó Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam, người nhiều năm năm gắn bó và phấn đấu cho sự phát triển của ngành Tự động hóa Việt Nam khẳng định công nghệ Tự động hóa ngày nay đã làm thay đổi tư duy và lối sống của con người trong xã hội hiện đại. Đối với phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước, Tự động hóa có vai trò đóng góp vào GDP của quốc gia. Vì “Đến bây giờ ai cũng biết hầu hết những nhà máy lớn đầu mối sản xuất tạo ra của cải xã hội đều là những dây chuyền trang thiết bị hiện đại có hệ thống điều khiển thông minh. Mọi chỉ tiêu sản xuất về năng suất, chất lượng sản phẩm đều do phần mềm và phần cứng của hệ thống điều khiển đảm nhiệm. Nếu hệ thống điều khiển này có vấn đề là gây ra những ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất, thậm chí phải ngừng hoạt động”. Ông Trịnh Đình Đề cũng khẳng định Tự động hóa không chỉ có vai trò với sản xuất. Nếu ai đã từng đặt chân đến nhiều nước phát triển của thế giới sẽ thấy Tự động hóa đang nâng cao chất lượng cuộc sống bằng cách góp phần vào kiểm soát và duy trì trật tự xã hội (giao thông, an ninh), cung cấp các dịch vụ giải trí,…
Cũng tại Hội thảo này, các chuyên để về Hệ điều khiển trong kỹ thuật và cho các đối tượng khác; An toàn trong điện hạt nhân; Hệ điều hành sản xuất MES; Lợi ích của Tự động hóa trong nhiệt điện,… đã được trình bày mình chứng cho sự hiện diện của Tự động hóa trong xã hội ngày nay.
T.V
Số 155+156 (1+2/2014)♦Tạp chí tự động hóa ngày nay